Văn minh: Phương tây và phần còn lại của thế giới - Niall Ferguson

🖊️ Sep 2, 2023
books

Vì sao phương Tây vượt lên các quốc gia đông dân châu Á để thống trị và liệu đã đến lúc tình thế bị đảo ngược?

Văn minh: Phương tây và phần còn lại của thế giới - Niall Ferguson

Không ít lần tự hỏi vì sao các quốc gia phương Tây, mặc dù phải trải qua đêm trường Trung cổ, lại có thể bứt phá ngoạn mục và trở thành kẻ “đè đầu cưỡi cổ” các quốc gia châu Á. Trước đây, tôi nghĩ rằng nguyên nhân tới từ các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thế nhưng nó lại chẳng phải gốc rễ của vấn đề. Sâu xa hơn, cần có một thứ định hình niềm tin và ươm mầm cho các tiến bộ khoa học ấy có thể phát triển. Và vì sao bản thân con người phương Tây cũng suy nghĩ khác con người phương Đông. Niall Ferguson trả lời câu hỏi này bằng (một vài) giả thuyết, là sự kết hợp của tôn giáo, địa lý, và có thể là một chút may mắn trong lịch sử loài người, cụ thể bằng 6 yếu tố: Cạnh tranh, Khoa học, Quyền tư hữu đất đai, Y học, Xã hội tiêu dùng, Đạo đức lao động trong các chương của cuốn sách.

Các cuốn sách khác cùng của tác giả:

  • 2003 - Empire: How Britain Made the Modern World
  • 2004 - Colossus: The Rise and Fall of America’s Empire

Lời nói đầu

Phương pháp của tác giả đề cập tới là phương pháp luận lịch sử, dựa trên những kinh nghiệm quá khứ để học hỏi sai lầm và dự báo cho tương lai.

số người đã mất đông gấp 14 lần số người đang sống, và chúng ta, rủi ro thay, lại đang bỏ qua những kinh nghiệm mà đại đa số nhân loại đã tích lũy được

Quan điểm này có lẽ sẽ bị Taleb chê cười. Suýt chút nữa tôi đã dừng đọc cuốn sách này do nghĩ rằng mình chỉ nên trau dồi/theo đuổi một phương pháp luận mà thôi. Rất may mắn tôi đọc được lời nhận xét sau:

Taleb theo thiên hướng tư duy của nhóm Popper … Những người theo thuyết hoài nghi và cuối cùng luôn là bất khả tri luận, đề cao tính bất định của thế giới. Cái này trong khoa học thì rất có giá trị khi nói về phương pháp, khi nó thúc đấy chuỗi thử-sai-thử lại. Tuy nhiên có một cái trừu tượng hơn về mặt logic mà ít người trong nhóm này đả động tới. Xuất phát từ việc phê bình Tam Đoạn Luận của Aristotle, Novum Organum của Bacon đã công bố bộ công cụ mới trong tư duy về thế giới tự nhiên. Trong số này có một điểm là sự tưởng tượng, tức việc tìm hiểu thế giới tự nhiên, được dẫn đường bởi việc con người tưởng tượng sẽ tìm thấy “cái gì đó” ở nơi nào đó. Tức việc phản ánh thế giới tự nhiên không phải việc làm mang tính thụ động 1 chiều.

… phương pháp luận chính của Taleb vẫn là mang tính chất tổng hợp thường nghiệm, sau đó phổ quát hóa lên các sự việc khác, nên quan điểm của Taleb nghe thì rất có lý, nhưng bằng chứng yếu và tính kết nối kém (kết nối mệnh đề nguyên nhân-kết quả). 4 công cụ tư duy sơ khai của Aristotle này mang rất nhiều ngụy luận và ngẫu tượng mà chính bản thân người tổng hợp và diễn giải không nhận ra. Vì khi xử lý dữ liệu đầu vào, đối tượng tư duy không trừu tượng hóa để đưa về mô thức có thể kết nối với nhau được, cái này đã được Kant sắp xếp lại trong "Phê phán lý tính thuần túy".

Thú thực là tôi không hiểu được 1/2 bình luận trên, tuy nhiên có thể rút ra 2 điểm đó là: (i) có thể đọc tiếp; và (ii) hãy đọc Phê phán lý tính thuần túy của Kant (lại thêm một quyển sách nữa trong kho sách không biết tới khi nào mới đọc được)

Du khách nghĩ: ‘Ở đây chẳng có gì ngoài cây cỏ’, rồi bước đi. Nhưng người thợ rừng nói: ‘Hãy nhìn kìa, trong đám cỏ ấy có một con cọp đấy.’” Nói cách khác, Collingwood cho rằng lịch sử mang lại điều gì đó “khác hoàn toàn so với các quy tắc [khoa học], tức là sự thấu hiểu

Nhập đề: Câu hỏi của Rasselas

Thế nào là văn minh?

cách hiểu của Clark về từ văn minh, giai đoạn đêm trường Trung cổ kể từ khi La Mã sụp đổ đến thời kỳ Phục hưng ở thế kỷ XII không đủ tiêu chuẩn để được gọi là văn minh

Từ “văn minh” civilisation trong tiếng Pháp, được nhà kinh tế học Pháp Anne-Robert-Jacques Turgot dùng lần đầu năm 1752, và được xuất bản bốn năm sau đó bởi Victor Riqueti, Hầu tước xứ Mirabeau, cha của nhà cách mạng vĩ đại.

Samuel Johnson không chấp thuận từ mới này mà thích dùng từ lịch thiệp (civility) hơn. Đối với Johnson, nghĩa ngược lại của từ man rợ (barbarism) là cuộc sống đô thị lịch thiệp (tuy đôi lúc cũng hết sức thô lỗ) ở London mà ông yêu thích. Một nền văn minh (civilization), như gốc từ nguyên học của nó cho thấy, xoay quanh các thành thị (city)

Định nghĩa khác nhau dẫn tới việc đếm số lượng cũng khác nhau:

Adda Bozeman chỉ xác định được năm nền văn minh: phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc, Byzantine và Hồi giáo. Matthew Melko xác định được tổng cộng 12 nền văn minh, bảy trong số đó đã biến mất (Lưỡng Hà, Ai Cập, Crete, Cổ đại, Byzantine, Trung Mỹ, Andes), và năm nền văn minh còn lại hiện vẫn đang tồn tại (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hồi giáo, phương Tây). Shmuel Eisenstadt tính thêm nền văn minh Do Thái thành sáu nền văn minh đang tồn tại.

Tác giả mở đầu bằng dẫn chứng 1 loạt ví dụ về sự thống trị của phương Tây:

Vào năm 1500, các đế quốc tương lai của châu Âu chiếm khoảng 10% bề mặt thế giới và cùng lắm chỉ chiếm 16% tổng dân số toàn cầu. Vào năm 1913, 11 đế quốc phương Tây kiểm soát gần ba phần năm tổng lãnh thổ và dân số và hơn ba phần tư (tới 79%) sản lượng kinh tế toàn cầu

Ngay cả chủ nghĩa vô thần được phương Tây chủ trương giờ cũng đang phát triển rất ấn tượng

Điểm này thì tôi thấy không hợp lý: thứ nhất - chủ nghĩa vô thần, không chỉ xuất hiện ở phương Tây - và do đó không thể khẳng định rằng nó được phương Tây chủ trương. Thứ hai, đúng là nó đang phát triển:

Religion is rapidly becoming less important than it’s ever been, even to people who live in countries where faith has affected everything from rulers to borders to architecture.

The World’s Newest Major Religion: No Religion

nhưng không hẳn là ấn tượng :

Image

the religiously unaffiliated population is projected to shrink as a percentage of the global population, even though it will increase in absolute number. In 2010, censuses and surveys indicate, there were about 1.1 billion atheists, agnostics and people who do not identify with any particular religion.5 By 2050, the unaffiliated population is expected to exceed 1.2 billion. But, as a share of all the people in the world, those with no religious affiliation are projected to decline from 16% in 2010 to 13% by the middle of this century.

The Future of World Religions: Population Growth Projections, 2010-2050

Tác giả thử bắt đầu bằng nguyên nhân dễ thấy nhất - chủ nghĩa đế quốc. Bản thân nó đã có nhiều hình thái, hay cũng không phải là sản phẩm độc quyền của phương Tây:

thực dân định cư hay thực dân bóc lột – sẽ gây ra những tác động dài hạn rất khác nhau … Trên thực tế, vào thế kỷ XVI, một loạt đế quốc châu Á đã phát triển mạnh mẽ cả về quyền lực và phạm vi bành trướng.

(Ví dụ Hà Lan đối với Nam Phi, châu Âu ở Mỹ, hay Úc là quốc gia được hình thành từ thực dân định cư. Còn Ấn Độ hay Congo là ví dụ cho thực dân bóc lột)

Hay là chỉ đơn thuần do may mắn?

phải chăng Trung Quốc, xét theo một ý nghĩa nào đó, đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình – rằng họ đã bị mắc kẹt trong cái “bẫy cân bằng mức cao” trong đó nông dân đủ khả năng để cung cấp cái ăn cho cả biển người rộng lớn mắc kẹt trong cái “bẫy cân bằng mức cao”

Cũng không phải do sự thông thái, các phát minh?

vào năm 1500 thì sao? Như chúng ta sẽ thấy khi đọc cuốn sách này, công nghệ Trung Quốc, toán học Ấn Độ và thiên văn học Ả-rập đã đi trước phương Tây nhiều thế kỷ.

David Landes trong The Wealth and Poverty of Nations (Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia)

Tây Âu dẫn đầu thế giới trong việc phát triển con đường tìm kiếm tri thức độc lập… các trung gian tài chính và việc cai trị tốt

Jared Diamond trong How to get Rich (Làm giàu như thế nào)

Trên các bình nguyên phía đông của lục địa Âu Á, các đế chế phương Đông vững như bàn thạch đã bóp nghẹt mọi canh tân; trong khi đó tại rìa phía Tây trập trùng đồi núi và bị chia cắt bởi những con sông, nhiều nền quân chủ và các thành bang đều tham gia vào hoạt động cạnh tranh và giao lưu đầy sáng tạo.

Cạnh tranh

Hai con sông - Dương Tử ở Trung Quốc và Thames ở Anh:

Cái tên Vĩnh Lạc có nghĩa là “niềm vui vĩnh cửu”… hoàng đế vĩ đại nhất của triều Minh này không bao giờ làm gì nửa vời. Vĩnh Lạc đại điển, do ông lệnh triệu tập 2.000 học giả để thực hiện, gồm trên 11.000 tập

So với Dương Tử, sông Thames vào đầu thế kỷ XV chỉ là ao tù … một thị trấn với những vách tường chắp vá tạm bợ dài khoảng 3 dặm, một mẩu nhỏ li ti so với các bức tường thành Nam Kinh. Phần lớn tường thành vẫn đứng vững đến hôm nay, trong khi hiếm có thứ gì còn sót lại từ những bức tường London thời Trung cổ. Ngoài nạn dịch hạch, các dịch sởi, kiết lỵ và đậu mùa cũng hoành hành dữ dội… điều kiện vệ sinh tồi tàn

Đó không phải nguyên nhân, vì:

Trong thế giới hiện nay vẫn còn những quốc gia có cuộc sống bất hạnh chẳng khác gì cuộc sống từng diễn ra ở nước Anh thời Trung cổ, nơi dịch bệnh truyền nhiễm, nạn đói, chiến tranh và chết chóc khiến cho tuổi thọ trung bình vẫn thấp thảm hại, nơi chỉ người giàu mới hy vọng sống lâu. Afghanistan, Haiti và Somalia.

Tiếp theo là các chuyến hành trình thám hiểm, Trung Quốc đã từng cực thịnh dưới thời Vĩnh Lạc, nhưng sau đó không rõ vì động cơ nào đã quyết định quay lưng và đóng cửa:

Từ năm 1500, bất kỳ ai ở Trung Hoa bị phát hiện đóng con thuyền có hai cột buồm trở lên đều bị khép tội tử hình

Nhìn về mục đích:

(như Adam Smith sau này đã hiểu ra) … Điều Vĩnh Lạc muốn được đền đáp lại từ “các tặng vật” là những kẻ cai trị ngoại quốc phải dành cho ông sự tôn kính giống như các láng giềng trực tiếp ở châu Á đã làm, và do đó phải thừa nhận uy quyền siêu việt của ông ta. Ai dám phản đối không khấu đầu quy phục một vị hoàng đế nắm trong tay một hạm đội đồ sộ đến thế?

Khác biệt so với người châu Âu, để tìm một con đường mới trong cuộc đua gia vị, sau khi đế quốc Mông Cổ tan rã và thương nhân không còn được an toàn do đã bị kiểm soát hoàn toàn bởi người Thổ và người Venice: The-Age-of-Discovery

Với người châu Âu, bơi vòng châu Phi không phải là để đem về mấy “tặng vật tượng trưng” cho vị vua kiêu ngạo nào đó, mà là để vượt trước các đối thủ, cả về kinh tế, lẫn về chính trị

Châu Âu khao khát kiếm tiền và vượt lên các đối thủ khác trên mảnh đất của họ:

Có khoảng 1.000 tổ chức nhà nước ở châu Âu thế kỷ XIV … Châu Âu khó bị xâm nhập hơn bằng những đoàn kỵ binh – và do đó ít cần phải đoàn kết lại với nhau. Chúng ta không thể biết chính xác vì sao mối đe dọa từ Trung tâm châu Á lại lùi xa khỏi châu Âu sau thời Thành Cát Tư Hãn. Có lẽ Nga đã biết cách phòng thủ tốt hơn. Có lẽ những con ngựa Mông Cổ chỉ thích đồng cỏ thảo nguyên.

sự vỡ vụn chính trị đặc trưng cho châu Âu lại ngăn chặn được sự xuất hiện của cái gì đó mơ hồ giống với Đế chế Trung Hoa. Nó cũng thúc đẩy người châu Âu đi tìm những cơ hội – về kinh tế, địa chính trị và tôn giáo – ở các miền đất xa xôi.

Cạnh tranh không chỉ giữa các nhà nước, mà còn chính trong nội bộ một nước, nhà vua không nắm quyền bính thực sự.

nếu một nhà thờ thành phố nào đó trưng ra một mặt đồng hồ mới, đối thủ cạnh tranh gần nhất của nó sẽ lập tức buộc phải bám sát ngay.

Trong khi đó ở Trung Hoa:

Ngôn ngữ viết, trung tâm nền văn minh Trung Hoa, được thiết kế để sản sinh ra một thiểu số người ưu tú, thủ cựu, bảo hoàng và loại bỏ quần chúng ra rìa, xa khỏi hoạt động của họ

Khoa học

Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát minh ra in ấn và xuất bản:

Trong suốt thế kỷ XVI, các thành phố có nhà in phát triển nhanh hơn rất nhiều so với những nơi không có nhà in

Mặc dù mô tả này tới từ các thống kê (tham khảo: (a) Impact-of-the-printing-press; (b) The-largest-print-centres-through-time), điều này không có nghĩa nhà in là nguyên nhân của sự phát triển nhanh. Không ai biết danh sách đầy đủ các nguyên nhân cả.

Giải thích vì sao các quốc gia Hồi giáo không có cuộc cách mạng khoa học nào, mặc dù đã có một nền tảng vững chắc từ trước:

… quyền tối thượng vô hạn định của tôn giáo trong thế giới người Hồi giáo. Cho đến cuối thế kỷ XI, những giáo sĩ đạo Hồi có ảnh hưởng bắt đầu biện bác rằng việc nghiên cứu triết học Hy Lạp không thể sánh với việc truyền bá Kinh Coran.

trong khi những người kế nghiệp Osman ngủ vùi thì những kẻ cầm quyền khắp châu Âu tích cực xúc tiến khoa học, bất chấp mọi phiền toái hành chính … Vào năm 1675, khi vua Charles II ủy nhiệm cho Wren thiết kế Đài thiên văn Hoàng gia ở Greenwich, chắc chắn ông không hy vọng Wren sẽ tiên đoán kết quả của các trận đánh. Nhà vua hiểu rất rõ rằng khoa học thực sự mang lại lợi ích cho quốc gia.

nền văn hóa nổi trội về kỹ năng thực hành khéo léo và quan sát bền bỉ có vẻ đã luôn luôn dễ dàng sản sinh ra các ưu thế công nghệ … Không phải ngẫu nhiên khi ba trong số những phát minh công nghệ quan trọng nhất của thế giới – máy hơi nước của James Watt (1764), thời kế của John Harrison (1761), và guồng nước của Richard Arkwright (1769) – lại được sáng chế tại cùng một quốc gia trong cùng một thập niên*

Cách biệt giữa Hồi giáo ở Cận Đông và phương Tây ngày càng tăng:

Ở Istanbul, Sultan Osman III uể oải quản lý một Đế chế Ottoman đang sa sút; còn tại Potsdam, Frederick Vĩ đại ban bố những cải cách khiến cho Vương quốc Phổ trở thành hình mẫu về quân sự hiệu quả và hành chính hợp lý.

triết lý chính trị của Frederick … The Anti-Machiavel (Chống Machiavel) – một trong những cách phản bác của hoàng gia đối với cuốn The Prince (Quân Vương) – cẩm nang cho người cai trị, mang triết lý bi quan yếm thế của Niccolo Machiavelli xứ Florence … Khi người ta được tự do lựa chọn giữa nhành ô liu hay vòng nguyệt quế thì thà dấn thân vào một cuộc chiến tranh tấn công còn hơn là đợi đến khoảnh khắc tuyệt vọng, khi mà một lời tuyên chiến chỉ có thể nhất thời trì hoãn kiếp nô lệ và sự hủy diệt

Đầu những năm 1740, Robins áp dụng vật lý học Newton vào các bài toán pháo binh, sử dụng những phương trình vi phân để mô tả chính xác tác động của sức cản không khí lên quỹ đạo của các viên đạn tốc độ cao (bài toán mà Galileo đã không giải được)

— Benjamin Robins ballistics pendulum —

Từ Istanbul đến Jerusalem

Để chắc chắn, người Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi kiểu cách trang phục của họ kể từ sau Thế chiến thứ Nhất sao cho ngày càng phù hợp với các tiêu chí phương Tây, y như người Nhật Bản đã làm sau cuộc Duy tân Minh Trị

Israel – tuyên bố Jerusalem là thủ đô của họ – bị đe dọa từ mọi phía bởi các lực lượng Hồi giáo: Hamas tại các lãnh thổ bị chiếm đóng ở Gaza (mà nay nó đang kiểm soát), lực lượng bờ Tây sông Jordan, Herbollah tại nước Lebanon láng giềng, Iran về phía Đông, kể cả Ả-rập Saudi. Tại Ai Cập và Syria, người Israel chứng kiến người Hồi giáo xâm lấn chống lại các chính phủ thế tục. Thậm chí nước Thổ Nhĩ Kỳ anh em truyền thống giờ đây đang dịch chuyển về phía thân Hồi giáo và chống chủ nghĩa phục quốc Do Thái, với một chính sách ngoại giao Tân-Ottoman đang hình thành

Tân thế giới

Page 158 @ 19 June 2022 04:37 PM

Tầm quan trọng thực sự của việc chiếm lĩnh và thực dân hóa các lục địa châu Mỹ là ở chỗ; đó là một trong những thực nghiệm tự phát lớn nhất trong lịch sử: đem hai nền văn hóa phương Tây ra khỏi lãnh thổ vốn có, áp đặt lên các dân tộc và vùng đất khác nhau – Anh quốc lên Bắc Mỹ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lên Nam Mỹ. Rồi đánh giá sự ưu việt

Page 159 @ 19 June 2022 04:38 PM

Trên thực tế, có một ý tưởng đã làm nên sự khác biệt căn bản giữa châu Mỹ thuộc Anh và châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha – đó là ý tưởng về cách thức người dân phải quản trị chính mình

Page 159 @ 19 June 2022 04:38 PM

Đó là một xã hội dựa trên ý kiến của nhân dân

Page 161 @ 19 June 2022 04:39 PM

Một chiếc chở những “người chinh phục”, chiếc kia chở những “lao động hợp đồng

Page 164 @ 19 June 2022 04:42 PM

bức tường khổng lồ phía Bắc của thành lũy Sacsayhuamán tại kinh đô Cuzco gồm những tảng đá 200 tấn xếp chặt khít một cách hoàn hảo

Page 166 @ 19 June 2022 04:46 PM

nhà vua sở hữu tất cả mọi đất đai. Câu chuyện về quyền sở hữu đất đai ở Bắc Mỹ lại hoàn toàn khác.

Miền đất của tự do

Page 169 @ 22 June 2022 12:51 AM

việc nước Anh bước đi trên con đường dẫn tới chủ nghĩa nghị viện; còn Tây Ban Nha đi xuống con đường hoa anh thảo[143] tới chủ nghĩa chuyên chế

Page 171 @ 22 June 2022 12:54 AM

Sự ra đi của những người di cư cũng gián tiếp làm lợi cho những người sợ phiêu lưu – những người ở lại phía sau được hưởng lợi từ sự tăng giá nhân công

Page 177 @ 23 June 2022 07:52 PM

mối liên kết giữa đại diện chính trị với quyền sở hữu đất

Page 178 @ 24 June 2022 11:43 PM

một hệ thống rất có ý nghĩa đối với các thuộc địa, nơi đất thì nhiều mà lao động thì thiếu

Page 182 @ 24 June 2022 11:48 PM

những ai đến từ các miền khác để canh tác ở đây chắc chắn sẽ có những quan niệm khác biệt về tín ngưỡng, sự tự do mà họ mong đợi cho phép họ được khác biệt, và sẽ không có lý do nào để chúng ta, vì vấn đề này, mà xua đuổi họ

Những cuộc cách mạng Mỹ

Page 193 @ 27 June 2022 12:32 AM

Thứ nhất là Nam Mỹ hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về quá trình ra quyết định dân chủ – một loại hoạt động đã thành nề nếp ở các nghị viện thuộc địa Bắc Mỹ ngay từ buổi đầu

Page 195 @ 27 June 2022 12:35 AM

Vấn đề thứ hai đụng chạm tới sự phân bố đất đai bất bình đẳng

Page 196 @ 27 June 2022 12:36 AM

không xảy ra tại Mỹ Latin do có sự chống đối của những nhóm lợi ích trong việc bảo tồn các khu đất rộng lớn ở vùng nông thôn và duy trì lao công rẻ mạt ở các thành phố duyên hải đông đúc

Page 196 @ 27 June 2022 12:36 AM

Tỉ lệ chủ đất ở nông thôn của Canada thậm chí còn cao hơn, 87% – Australia, New Zealand, và cả ở các phần châu Phi thuộc Anh cũng có những kết quả tương tự. Điều đó khẳng định rằng, ý tưởng làm phân tán rộng rãi giới chủ đất (da trắng) là đặc trưng của Anh quốc chứ không phải nước Mỹ

Page 196 @ 27 June 2022 12:37 AM

Khó khăn thứ ba, có liên quan chặt chẽ, là “tính đa dạng chủng tộc và sự phân biệt chủng tộc” ở Nam Mỹ gay gắt hơn rất nhiều

Page 198 @ 27 June 2022 12:40 AM

Ở châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha, người Anh-điêng không chỉ đông đảo hơn mà còn là lực lượng lao động không thể thiếu cho hệ thống encomienda (vùng đất “được giao phó”) do ở đây không có nhập cư quy mô lớn

Page 199 @ 27 June 2022 12:41 AM

Hết lần này đến lần khác, các thực nghiệm dân chủ đều thất bại, vì ngay khi có dấu hiệu bị chiếm đất, các tầng lớp giàu có nhất loạt trở thành những caudillo (tư lệnh địa phương) để phục hồi nguyên trạng bằng bạo lực. Đó không phải là phương thuốc cho tăng trưởng kinh tế.

Page 200 @ 27 June 2022 12:42 AM

Hoa Kỳ chỉ có một bản hiến pháp, có thể sửa đổi nhưng không thể xâm phạm; Venezuela thì có tới 26 bản hiến pháp, tất cả ít nhiều đều bị thay thế

Page 200 @ 27 June 2022 12:43 AM

Hoa Kỳ, nơi hiến pháp được thiết kế để củng cố cho “một chính phủ theo luật pháp chứ không theo một người”, ở Mỹ Latin hiến pháp được dùng như công cụ để lật đổ luật pháp

Số phận của những Gullahs

Page 215 @ 28 June 2022 07:25 AM

Nền văn minh, như ông hiểu, đã bén rễ nảy chồi thành công trên đất Bắc Mỹ – và thành công ngay tại những nơi nằm dưới quyền cai trị của người Anh, như ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nó cũng đã tốt tươi ở những vùng hoang vu cằn cỗi của châu Úc. Vì sao ở châu Phi thì không như thế

Lời tiên tri của Burke

Page 222 @ 28 June 2022 08:11 AM

Tuổi thọ bình quân toàn cầu khoảng năm 1800 chỉ là 28,5 tuổi

Page 224 @ 28 June 2022 08:12 AM

Thời gian biểu của tiến bộ trong tuổi thọ đặc biệt đáng ngạc nhiên vì nó xảy ra trước khi có các loại thuốc kháng sinh (nhất là streptomycin để phòng bệnh lao), thuốc diệt khuẩn DDT[169] và các vắc-xin khác ngoài vắc-xin phòng bệnh đậu mùa và sốt vàng da được phát minh vào kỷ nguyên đế quốc (xem ở dưới). Chứng cứ cho thấy đã có các cải thiện bền vững trong y tế cộng đồng trên diện rộng, làm nguy cơ giảm tử vong do các bệnh về đường tiêu hóa, sốt rét và lao phổi.

Page 236 @ 03 July 2022 01:43 AM

Có phải một Nhà nước Pháp tập quyền dễ sản sinh ra một Napoleon hơn là một Liên bang Hợp chủng quốc phân quyền?

Sự tàn phá của chiến tranh

Page 240 @ 03 July 2022 10:19 AM

cai trị của người Pháp đã đem theo một thay đổi căn bản đối với trật tự pháp lý bằng cách đưa vào bộ luật dân sự mới mà ông ta bảo trợ

Page 241 @ 03 July 2022 10:20 AM

Đơn giản bởi vì việc đế chế của ông không tồn tại được lâu không có nghĩa là ông thiếu một tầm nhìn chính trị. Với Napoleon, chiến tranh không phải là sự kết thúc, mà như Clausewitz hiểu, nó là sự theo đuổi được vũ trang nhằm hướng tới một đường lối chính trị

Page 242 @ 03 July 2022 10:24 AM

Giữa hai trận chiến Trafagar và Waterloo, lợi nhuận trung bình của công trái vĩnh viễn ở Pháp cao hơn 2% so với công trái hợp nhất ở Anh

Page 243 @ 03 July 2022 10:36 AM

Đôi khi người ta suy nghĩ sai lầm rằng công cuộc công nghiệp hóa sớm hơn ở nước Anh đã tạo nên một ưu thế so với Napoleon. Thực ra chính là thương mại và tài chính làm nên điều đó chứ không phải sắt thép hay máy hơi nước

Page 245 @ 03 July 2022 10:40 AM

Tất cả những điều này giúp minh họa nét đặc trưng nổi bật nhất của chủ nghĩa đế quốc Pháp: đặc tính cách mạng kéo dài rất lâu. Đế quốc Anh bảo thủ về xã hội theo bản năng; mỗi năm trôi qua, các nhà điều hành của nó càng tin tưởng hơn vào tầng lớp tinh hoa bản địa, càng thấy thoải mái hơn với việc cai trị gián tiếp thông qua những người đứng đầu bộ lạc và những maharajahs (các hoàng tử Ấn Độ). Nhưng người Pháp thì vẫn luôn ôm ấp hy vọng rằng quyền tự do, bình đẳng và tình thân theo Bộ luật Napoleon cùng với thực phẩm đóng hộp (một sáng kiến khác của Napoleon) là những thứ hàng hóa có thể xuất khẩu đi khắp mọi nơi.


correct? how about VN

Page 246 @ 03 July 2022 10:43 AM

Đối với người Anh, đế chế là một hệ thống cấp bậc giống như xã hội là một hệ thống giai cấp

Page 246 @ 03 July 2022 10:43 AM

người dân thuộc địa đều phải được chuyển hóa thành người Pháp sao cho nhanh nhất có thể. Theo tiếng lóng của thời bấy giờ, người châu Phi phải được “đồng hóa

Page 248 @ 03 July 2022 11:03 AM

Thách thức to lớn nhất là việc thu hút các công chức có đủ năng lực từ nước Pháp. Một trong những người kế nhiệm của Faidherbe đã nhận xét thẳng thừng rằng, nói chung, những ai tình nguyện đến Tây Phi phục vụ đều là “những người hoặc không thỏa hiệp được ở quê hương hoặc không có nghề nghiệp dễ kiếm sống

Page 251 @ 03 July 2022 11:13 AM

Bài ca tụng mỉa mai sâu cay nhất dành cho chủ nghĩa đế quốc Pháp đã được Nguyễn Ái Quốc viết vào năm 1922

Những thầy thuốc không biên giới

Page 257 @ 03 July 2022 11:21 AM

nếu thiếu những cải thiện về y tế công cộng thì đường sắt chỉ khiến các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh hơn, làm tăng nguy cơ bùng phát thành dịch

Những cái đầu lâu từ đảo Cá Mập

Page 265 @ 03 July 2022 11:35 AM

niệm liên quan đến “vệ sinh chủng tộc” cuối cùng mới bị nghi ngờ vì người ta đã nhận ra rằng sự khác biệt giữa các chủng tộc là khá nhỏ, trong khi sự đa dạng bên trong một chủng tộc lại rất rộng

Nỗi ô nhục đen

Page 291 @ 03 July 2022 12:14 PM

Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh thế giới đã là sự báo ứng khủng khiếp cho thói kiêu ngạo đeo đuổi sứ mệnh khai hóa văn minh, khi tất cả các nước đế quốc châu Âu đều sử dụng những biện pháp mà họ từng làm ở châu Phi (dù với mức độ tàn bạo khác nhau) để thanh trừ lẫn nhau

Page 291 @ 03 July 2022 12:15 PM

một mô hình mới của cuộc văn minh hóa đã được hình thành, không tập trung vào thực dân hóa mà vào tiêu dùng. Vào năm 1945, đã đến lúc người phương Tây từ bỏ vũ khí và cầm lấy túi mua hàng – cởi bỏ quân phục và mặc vào chiếc quần jeans

Sự ra đời của xã hội tiêu dùng

Page 294 @ 03 July 2022 12:17 PM

nhưng ma thuật của công nghiệp hóa chính là ở chỗ công nhân vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu thụ

Page 295 @ 03 July 2022 12:18 PM

chúng ta thấy một trong những nghịch lý lớn nhất của lịch sử hiện đại: một hệ thống kinh tế được thiết kế nhằm mang lại sự chọn lựa vô hạn cho từng cá nhân cuối cùng lại làm cho nhân loại thành đồng nhất

Page 299 @ 06 July 2022 03:41 PM

Hệ thống thông luật có vẻ như đã tạo điều kiện cho việc hình thành các tập đoàn và bảo vệ các chủ nợ tốt hơn so với các hệ thống luật ở Lục địa được dẫn dắt bởi Bộ Luật Dân sự Napoleon

Page 300 @ 06 July 2022 03:46 PM

Những người đương thời cho rằng, trong các thập kỷ then chốt khi công nghiệp hóa vừa mới bắt đầu, hệ thống chính trị và pháp luật Anh không hề dành ưu đãi cho nền công nghiệp còn non nớt. “Sự thối nát cũ kỹ” là từ mà nhà bút chiến cực đoan William Cobbett (1763-1835) dùng để nói về cách nghị viện, nhà vua và thành phố cản trở lẫn nhau

Page 301 @ 06 July 2022 07:21 PM

nhất là, giá cả lao động tại Anh cao hơn tại Lục địa – và bất cứ nơi nào khác

Page 301 @ 06 July 2022 07:21 PM

Lương của công nhân ở Trung Quốc và Nam Ấn thậm chí còn thấp hơn (không chỉ bởi vì năng suất lúa gạo ở châu Á cao hơn so với lúa mì ở châu Âu

Page 301 @ 06 July 2022 07:21 PM

Thứ hai, than đá ở Anh rất dồi dào, dễ khai thác và do đó rẻ hơn nhiều so với bên kia eo biển Anh

Page 302 @ 06 July 2022 07:23 PM

Vì hiệu quả của công nghệ đã được cải thiện nên xét về mặt kinh tế nó trở nên hấp dẫn ngay cả ở những nơi lao động rẻ hơn và than đá hiếm hơn

Page 306 @ 06 July 2022 07:27 PM

Trong lịch sử chưa từng có ai như hai ông, sống dựa vào “vua vải sợi” nhưng lại xây dựng học thuyết để trừ khử nó

Page 308 @ 06 July 2022 07:30 PM

Người Hy Lạp đã hoàn toàn đúng ở điểm này. Nếu không có nô lệ gánh vác công việc nặng nhọc, nguy hiểm và tẻ nhạt thì văn hóa và sự suy tưởng cũng sẽ không thể có. Bắt con người làm nô lệ là sai trái, bất toàn và phi đạo đức. Tương lai của thế giới phụ thuộc vào chế độ nô lệ và biến máy móc làm nô lệ

Page 319 @ 06 July 2022 07:47 PM

Gandhi (1869-1948) đã công nhận máy khâu Singer là “một trong rất ít những thứ hữu dụng từng được sáng chế ra” – đó là lời khen ngợi chân thành từ một người thậm chí coi thường cả nền y học hiện đại.

phần 2